Đến với chùa Ba Vàng, du khách không chỉ được chiêm bái cảnh Phật thanh tịnh, linh thiêng mà còn được đắm chìm trong bầu không khí trong lành, mát mẻ. Vẻ đẹp huyền bí, ẩn mình giữa núi rừng của chùa Ba Vàng cùng với những giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc đã biến nơi đây thành điểm đến thu hút du khách thập phương, là điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến với Quảng Ninh. Chính vì vậy, hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn trọn bộ bí kíp du lịch ở Chùa Ba Vàng từ địa điểm ăn uống, nhà nghỉ giá rẻ đến những địa điểm du lịch gần đây. Cùng mình tìm hiểu và khám phá ngay sau đây nhé! 

Giới thiệu chung về chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng ở đâu?

Chùa Ba Vàng – Vẻ đẹp linh thiêng giữa núi rừng Quảng Ninh. Nằm trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, chùa Ba Vàng (hay còn gọi là Bảo Quang Tự) ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Tọa lạc ở độ cao 340m, chùa sở hữu vị trí vô cùng đẹp tựa bức tranh phong thủy: phía trước là dòng sông dài uốn lượn, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát trải dài.

Chùa Ba Vàng nằm trên lưng chừng núi Thanh Đằng
Chùa Ba Vàng nằm trên lưng chừng núi Thanh Đằng
Ngôi chùa ẩn mình trong núi rừng hùng vĩ
Ngôi chùa ẩn mình trong núi rừng hùng vĩ

Thông tin liên hệ đến Chùa Ba Vàng:

  • Giờ mở cửa chùa: 06h30. 
  • Thời gian đóng cửa tùy theo ngày lễ của chùa, từ 19h30 – 22h00 
  • Du khách có thể tham khảo thêm những thông báo của chùa tại địa chỉ: https://chuabavang.com/
  • Giá vé tham quan chùa Ba Vàng: Miễn phí 

Lịch sử hình thành chùa Ba Vàng

Lịch sử hình thành và phát triển của chùa trải qua nhiều biến cố, thăng trầm. Trải qua bốn lần trùng tu, mỗi lần đều mang dấu ấn thời gian, mức độ và quy mô khác nhau.  Năm 1987, câu chuyện về ông lão nông tìm đàn bò thất lạc đã dẫn đến việc phát hiện ra những di tích còn sót lại của chùa Ba Vàng, mở ra bước ngoặt cho hành trình trùng tu và tôn tạo ngôi chùa cổ kính này.

Mặc dù không có tài liệu lịch sử nào ghi chép rõ ràng về thời điểm xây dựng ban đầu, nhưng dựa trên hoa văn, họa tiết trên những viên gạch ngói cổ được tìm thấy, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Ba Vàng có thể đã được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIII, thời vua Trần Nhân Tông về Yên Tử và sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm.

Năm 1706: Lần trùng tu đầu tiên đánh dấu sự hồi sinh của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử sau 3 thế kỷ gián đoạn. Ngài Thiền Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác đã chủ trì và vận động Phật tử thập phương cùng chung tay dựng lại chùa trên nền móng cổ.

Năm 1988: Sau nhiều năm bị tàn phá bởi chiến tranh, những phế tích còn sót lại của chùa Ba Vàng đã thôi thúc người dân địa phương cùng chính quyền Thị ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí) chung tay trùng tu, xây dựng lại ngôi chùa bằng gỗ.

Năm 1993: Do xuống cấp nặng nề, chùa Ba Vàng được Ban tôn tạo di tích thành phố Uông Bí trùng tu lại bằng xi măng, gạch ngói.

Chính điện của chùa Ba Vàng cũ
Chính điện của chùa Ba Vàng cũ

Năm 2007: Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh về trụ trì và khởi công đại trùng tu, kiến tạo nên một chùa Ba Vàng nguy nga, tráng lệ như ngày nay.

Năm 2014: Chùa Ba Vàng được Hội kỷ lục gia Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Đông Dương”.

Năm 2014: Ngôi chùa vinh dự nhận bằng khen từ “Ngôi chùa có chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối lớn nhất Việt Nam” bởi Tổ chức kỷ lục Việt Nam.

Lịch sử chùa Ba Vàng là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của Phật giáo Việt Nam, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, chung sức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tâm linh.

Ý nghĩa tên gọi chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng không chỉ sở hữu vị trí phong thủy “tiền giang hậu sơn” mà tên gọi của chùa cũng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Theo Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, “Ba Vàng” tượng trưng cho ba ngôi vị quý báu: Pháp Bảo, Phật Bảo và Tăng Bảo. Tên gọi này gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu nhưng không làm mất đi sự cao quý vốn có của Tam Bảo nơi chốn thiền môn thanh tịnh.

Chùa Ba Vàng về đêm vô cùng lộng lẫy
Chùa Ba Vàng về đêm vô cùng lộng lẫy

Tên chữ Hán của ngôi chùa là Bảo Quang Tự. Dịch sang tiếng Việt, “Tự” có nghĩa là chùa, còn “Bảo Quang” là ánh sáng quý báu. Do đó, “Bảo Quang Tự” có nghĩa là ngôi chùa có ánh sáng quý báu. Tên gọi này thể hiện mong muốn của các bậc tiền nhân rằng, Chùa Ba Vàng sẽ lan tỏa ánh sáng chính Pháp đến muôn nơi, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, giác ngộ và thành tựu trí tuệ.

Thời điểm lý tưởng để tham quan chùa Ba Vàng

Ngày 8 tháng Giêng (Âm lịch): Đây là thời điểm diễn ra lễ hội tại chùa Ba Vàng – Uông Bí. Lễ hội thu hút du khách thập phương đến chiêm bái và tham gia các hoạt động tâm linh đặc sắc.

Mùng 9 tháng 9 (Âm lịch): Du khách có thể ngắm cảnh thiên nhiên chùa Ba Vàng trong Lễ hội hoa cúc và tết Trùng Dương. Lễ hội mang đến không khí vui tươi, rực rỡ với những bông hoa cúc vàng rực rỡ.

Tuy nhiên, du khách có thể đến Chùa Ba Vàng vào bất cứ thời gian nào trong năm. Vào những dịp lễ hội, chùa sẽ đông vui và nhộn nhịp hơn. Ngược lại, vào những ngày bình thường, du khách sẽ có không gian riêng tư để tĩnh tâm và chiêm bái.

Khám phá kiến trúc chùa Ba Vàng có gì đặc biệt?

Nổi bật giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chùa Ba Vàng sở hữu kiến trúc vô cùng độc đáo, tiêu biểu cho kết cấu của các ngôi chùa truyền thống vùng Bắc Bộ. Khuôn viên chùa được thiết kế công phu, dựa trên địa thế tự nhiên sườn núi, tạo nên cảnh quan đẹp mắt và thanh bình.

Bước qua cổng Tam Quan Nội với ba cửa hình vòm uy nghi, du khách sẽ choáng ngợp trước lầu chuông lợp ngói cong cong, điểm xuyết hình ảnh các linh vật Long, Lân, Quy, Phụng uy nghi. Nổi bật giữa khuôn viên chùa là hồ nước hình bán nguyệt với những tiểu cảnh, ghế đá và cây xanh, tạo nên bầu không khí thanh tịnh và thư thái.

Các lầu gác lợp ngói cong cong, điểm xuyết hình ảnh các linh vật Long, Lân, Quy, Phụng uy nghi
Các lầu gác lợp ngói cong cong, điểm xuyết hình ảnh các linh vật Long, Lân, Quy, Phụng uy nghi

Điểm nhấn của chùa Ba Vàng chính là những bức tượng Phật được thiết kế ấn tượng, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nổi bật nhất là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đá trắng được chạm khắc tinh tế, uy nghi tọa lạc và hướng về cổng tam quan. Bên cạnh đó, du khách cũng không thể bỏ qua tượng Phật A Di Đà bằng gỗ tự nhiên với kích thước lớn, cùng nhiều pho tượng khác như tượng Quan Âm, tượng Tam Thế… được chế tác tỉ mỉ, thể hiện sự tinh xảo trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo.

Kiến trúc độc đáo kết hợp với bầu không khí thanh tịnh, linh thiêng đã biến chùa Ba Vàng trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương.

Danh sách những địa điểm tham quan tại chùa Ba Vàng

1. Chùa Một Cột

Tọa lạc giữa hồ Bán Nguyệt thơ mộng, Chùa Một Cột tại Chùa Ba Vàng mang đến vẻ đẹp uy nghi cổ kính pha lẫn nét thanh thoát nhẹ nhàng. Được mô phỏng theo nguyên mẫu Chùa Một Cột ở Hà Nội, ngôi chùa này là điểm đến linh thiêng thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là những ai mong cầu con cái và bình an.

Chùa Một Cột giữa lòng hồ Bán Nguyệt
Chùa Một Cột giữa lòng hồ Bán Nguyệt

2. Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát

Khi đến Chùa Ba Vàng tại Quảng Ninh, du khách không thể bỏ qua vẻ đẹp trang nghiêm của Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát uy nghi trên đài sen. Tượng được điêu khắc nguyên khối từ đá hoa cương, nặng gần 50 tấn và cao 10 mét, sừng sững giữa khuôn viên chùa. Đây cũng là một trong những pho tượng bằng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam, thể hiện sự uy nghi, thanh tịnh và lòng từ bi của Bồ Tát đối với chúng sinh.

Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát cao đến 10m
Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát cao đến 10m

4. Giếng nước khổng lồ

Nằm trong khuôn viên rộng lớn của Chùa Ba Vàng – Uông Bí, giếng nước khổng lồ luôn thu hút du khách bởi vẻ đẹp độc đáo và truyền thuyết kỳ bí. Giếng nước này quanh năm không bao giờ cạn, dù mùa khô hay mùa mưa, nước vẫn luôn trong vắt và mát lạnh.

Theo truyền thuyết dân gian, giếng nước cổ này gắn liền với sức khỏe và may mắn. Người ta tin rằng ai đi qua đây chỉ cần uống một ngụm nước sẽ được ban cho sức khỏe dẻo dai, bệnh tật tiêu tan, cuộc sống viên mãn. Nhờ vậy, giếng nước trở thành điểm đến thu hút du khách thập phương, họ đến đây không chỉ để chiêm bái mà còn cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.

Giếng nước khổng lồ tại chùa Ba Vàng
Giếng nước khổng lồ tại chùa Ba Vàng

5. Lầu chuông – Lầu trống

Lầu Chuông và Lầu Trống sừng sững hiên ngang, là hai biểu tượng kiến trúc độc đáo bậc nhất của chùa Ba Vàng. Nơi đây thu hút du khách bởi thiết kế và trang trí tinh tế, tỉ mỉ với những hoa văn bắt mắt. Từng chi tiết, dù là nhỏ nhất, đều được trau chuốt tỉ mỉ, tôn lên vẻ đẹp của giáo lý nhà Phật. 

Lầu Chuông chùa Ba Vàng
Lầu Chuông chùa Ba Vàng
Lầu Trống chùa Ba Vàng
Lầu Trống chùa Ba Vàng

6. Tam quan nội

Cổng Tam Quan với chiều cao 15 mét, chiều dài hơn 23 mét cùng 29 bậc đá dẫn lối, tạo nên khung cảnh vô cùng hùng vĩ và tráng lệ. Hai bên cổng được trang trí bởi những câu đối tinh xảo, thể hiện giá trị văn hóa và nghệ thuật độc đáo. 

Trước cổng Tam Quan là lá cờ Phật giáo và lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, tượng trưng cho sự hòa quyện giữa đạo pháp và lòng yêu nước, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp thiêng liêng cho công trình. Lá cờ Phật giáo mang ý nghĩa về sự bình an, thanh tịnh, hướng con người đến những giá trị đạo đức cao đẹp. Lá cờ Tổ quốc tượng trưng cho tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và niềm tự hào của người Việt Nam. 

Trước cổng Tam Quan là lá cờ Phật giáo và lá cờ Tổ quốc
Trước cổng Tam Quan là lá cờ Phật giáo và lá cờ Tổ quốc

Hai lá cờ được treo song hành thể hiện sự gắn kết giữa Phật giáo và dân tộc, thể hiện vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh thần của người dân, đồng thời khẳng định tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.

7. Tượng Phật đản sinh

Tượng Phật được chế tác tinh xảo, mô tả Đức Phật sơ sinh với một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, biểu tượng cho sự giác ngộ và phổ độ chúng sinh. Ngài đứng uy nghiêm trên tòa cửu long, được bao bọc bởi màu xanh ngọc của đài sen và màu đỏ của mái chùa, hòa quyện cùng cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, tạo nên một khung cảnh vô cùng linh thiêng.

Tượng Phật đản sinh một tay chỉ trời, một tay chỉ đất
Tượng Phật đản sinh một tay chỉ trời, một tay chỉ đất

Danh sách những quán ăn ngon gần chùa Ba Vàng

1. Nhà hàng Trang Gia Viên

  • Địa chỉ: 40 Đường Trần Phú, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0838814888
  • Email: [email protected]
  • Website: www.tranggiavien.com
  • Fanpage: www.facebook.com/Nhahangtranggiavienhalong/
  • Giờ mở cửa: 06:30 – 23:00

2. Nhà hàng Góc Việt Quán

  • Địa chỉ: Tổ 1 Khu 1, Đường Bờ Sông, Yên Thanh, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0946 908 255
  • Email: [email protected]
  • Fanpage: www.facebook.com/congtytranganhqn/
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00

3. Quán Uông Bí BBQ – Lẩu Nướng Nhật Bản

  • Địa chỉ: 65 Trần Hưng Đạo (Bờ hồ Sông Sinh), Thanh Sơn, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0975 523 363
  • Email: [email protected]
  • Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100045246226555
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 22:30

4. Quán Điệp Hậu

  • Địa chỉ: Tổ 44 Khu 12 Quang Trung, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0333 666 996
  • Fanpage: www.facebook.com/pages/Nhà-Hàng-Điệp-Hậu-Uông-Bí/152029198305135
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00

5. Nhà Hàng Anh Tuấn

  • Địa chỉ: 481 Đường Quang Trung, Tổ 45 Khu 12, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
    Điện thoại: 0989 121 355
  • Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100050447152549
  • Giờ mở cửa: 07:30 – 23:00

6. Nhà hàng Bích Hậu

  • Địa chỉ: Tổ 16 Khu Bí Giàng, Phường Yên Thanh, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0916 758 304
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhahangbichhau/
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00

7. Quán bún cá Bà Hảo

  • Địa chỉ: 530 Quang Trung, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0336 710 671
  • Giờ mở cửa: 06:00–13:05

8. Bầu Pizza Uông Bí

  • Địa chỉ: 15D Trần Phú, Quang Trung, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0366 060 631
  • Email: [email protected]
  • Fanpage: www.facebook.com/baupizzauongbi/
  • Giờ mở cửa: 07:30 – 23:00

9. Pizza Dũng Béo

  • Địa chỉ: 60 Phương Đông, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0902 293 031
  • Email: [email protected]
  • Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100057197450151
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 22:30

10. Soowon BBQ Uông Bí – Buffet Lẩu Nướng

  • Địa chỉ: Tổ 29 Khu 8 Phường Quang Trung, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0967 789 128
  • Fanpage: https://www.facebook.com/soowonbbq/
  • Giờ mở cửa: 10:30 – 13:00 | 17:30 – 21:00

Top địa điểm du lịch gần chùa Ba Vàng Quảng Ninh

1. Núi Yên Tử

  • Địa chỉ: Thuộc địa phận xã Thượng Yên Công, Uông Bí, tại tỉnh Quảng Ninh.

2. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (chùa Lân)

  • Địa chỉ: Tọa lạc trên núi Yên Tử, Uông Bí.

3. Hồ Yên Trung

  • Địa chỉ: Cách hướng đi Hạ Long 10km, hồ nằm trên tuyến đường quốc lộ 18A tại địa phận thành phố Uông Bí.

4. Di tích Bạch Đằng Giang

  • Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, thị trấn Minh Đức, Thủy Nguyên, tại tỉnh Hải Phòng, tiếp giáp rất gần với địa phận thành phố Uông Bí.

5. Chùa Đồng Yên Tử

  • Địa chỉ: Đỉnh Yên Tử, Yên Tử, Nam Mẫu, TP. Uông Bí, Quảng Ninh
  • Giá thành: Miễn phí
  • Giờ mở cửa: Mở cả ngày

Danh sách những nhà nghỉ và khách sạn gần chùa Ba Vàng Quảng Ninh 

1. Nhà Nghỉ Huấn Huyền

  • Địa chỉ: 55 Tuệ Tĩnh, Thanh Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 3856 753

2. NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ Đức Thắng

  • Địa chỉ: 358 Bạch Đằng, Nam Khê, Tp Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 3855963 ‎

3. KHÁCH SẠN Khách sạn Thanh Lịch

  • Địa chỉ: Trưng Vương, Tp Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 3854387 ‎

4. NHÀ NGHỈ Nhà nghỉ Phúc Anh

  • Địa chỉ: Yên Thanh, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 098 613 21 36

5. NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ Thiên Lý

  • Địa chỉ: 140 Trần Nhân Tông, Yên Thanh, Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: Đang cập nhật

6. NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ Quang Linh

  • Địa chỉ: 340 Hoàng Quốc Việt, Tp Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 3851 625 ‎

7. NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ 28

  • Địa chỉ: 301 Bạch Đằng, Nam Khê, Tp Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 090 3246800 ‎

8. NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ Tiến Phong

  • Địa chỉ: 194 Cầu Sến, Phương Đông, Tp Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 3707129 ‎

9. NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ Ngọc Oanh

  • Địa chỉ: Bạch Đằng, Trưng Vương, Tp Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 3856 326 ‎

10. NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ Hải Hà

  • Địa chỉ: Trưng Vương, Tp Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 3850 434 ‎

11. NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ Hoa Hồng

  • Địa chỉ: Cầu Sến, Phương Đông, Tp Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 3851 535 ‎

12. NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ Kim Liên

  • Địa chỉ: 188 Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 096 564 35 55

13. KHÁCH SẠN Khách sạn Thủy Vân

  • Địa chỉ: 23 Quang Trung, Tp Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 0203 3.662686 – 0989798066

Một số lưu ý khác khi tham quan chùa Ba Vàng

Việc sắm lễ cúng Phật là tùy tâm, không bắt buộc. Dâng lễ thể hiện lòng thành kính, nhưng không dâng lễ cũng không ảnh hưởng đến phúc báu. Chùa Ba Vàng không khuyến khích cúng vàng mã, tiền âm phủ vì đây là mê tín dị đoan.

Nếu dâng lễ, quý nhân dân và Phật tử sẽ được hướng dẫn dâng lễ tại các vị trí phù hợp. Lễ có thể dâng tại Ban Tam Bảo – nơi thờ Phật và các vị Bồ Tát.

Điểm đến của nhiều tăng ni, phật tử
Điểm đến của nhiều tăng ni, phật tử

Chùa là nơi linh thiêng, nên du khách cần ăn mặc lịch sự, kín đáo. Tránh mặc váy ngắn, quần áo ngủ, đồ hở hang. Chùa nằm trên núi, địa hình dốc, nên du khách hãy chọn giày dép phù hợp để di chuyển dễ dàng.

Chùa không có dịch vụ bán đồ cúng lễ. Quý nhân dân và Phật tử vui lòng mua đồ cúng lễ bên ngoài chùa. Du khách chỉ nên quyên góp vào hòm công đức của chùa. Tránh đặt tiền vào lễ, thả xuống giếng hoặc nhét vào khe các bức tượng.

Du khách được phép chụp ảnh lưu niệm tại chùa. Nên lưu ý giữ gìn vệ sinh chung, không chụp ảnh ảnh hưởng đến cảnh quan và các Phật tử khác.

Kết luận:

Chùa Ba Vàng là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với kiến trúc nguy nga tráng lệ mà còn bởi bầu không khí thanh tịnh, linh thiêng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Chùa Ba Vàng. Chúc bạn có một chuyến hành hương bình an và ý nghĩa!

 

5/5 - (1 bình chọn)